BÀI MỚI
Đang tải...

Dân trắng tay vì mua “nhầm” chỗ để xe

Hàng chục người dân, chủ ki ốt tại khu chung cư di dân Đồng Tàu đã gửi đơn kêu cứu tới các cơ quan chức năng và báo chí về những sai phạm tại các tòa nhà tái định cư khu Đồng Tàu.

khu tái định cư Đồng Tàu, kinh doanh kiot chung cư, mua chỗ để xe chung cư

Hàng chục hộ dân đứng trước nguy cơ mất nhà vì mua “nhầm” diện tích để xe.

Theo đơn tố cáo của gia đình anh Đỗ Văn Thìn (Thọ Xuân, Thanh Hoá), gia đình anh mua lại ki ốt số 3 chung cư N6 khu Đồng Tàu để làm nhà với giá 400 triệu đồng/1 lô ki ốt. “Gia đình tôi vay mượn anh em họ hàng mới có đủ số tiền 400 triệu đồng để mua nhà. Khi mua họ đảm bảo sẽ được ở lâu dài không ngờ ki ốt đang ở có chức năng làm gara để xe của cư dân toà nhà nên phải trả lại”, anh Thìn nói.

Không chỉ có gia đình anh Thìn, tại các toà nhà chung cư như N2, N3, N4, N7… thuộc Đồng Tầu hiện có 21 hộ thuê ki ốt làm nhà ở và kinh doanh lâu nay. Nhiều hộ dân bỏ ra hàng trăm triệu mua nhà nhưng mọi giao dịch đều thực hiện bằng miệng và không có hợp đồng mua bán rõ ràng ngoài các mẫu giấy biên nhận, viết bằng tay. “Chúng tôi mua qua bà Toàn và bà Lộc là hai chị em. Hai người có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo Xí nghiệp Quản lý Dịch vụ và Khai thác khu Đô thị nên họ đã bán lại hàng chục ki ốt trong khu chung cư Đồng Tàu của người dân làm nhà ở và buôn bán để thu giá chênh”, chị Nguyễn Thị Loan ở Nghĩa Hưng (Nam Định) mua ki ốt ở tòa N9 cho biết.

Theo ông Nguyễn Tiến Hùng, nạn nhân bị lừa mua 3 ki ốt trị giá hàng tỷ đồng, năm 2012 ông, được ông Trần Văn Bảy (Tổ trưởng tổ quản lý nhà chung cư khu Đồng Tàu) giới thiệu gặp ông Chữ Văn Tráng (trước là Trưởng phòng quản lý vận hành, nay là Phó giám đốc Xí nghiệp Quản lý Dịch vụ và Khai thác khu Đô thị (Cty TNHH MTV Quản lý và phát triển nhà Hà Nội) để thuê lại diện tích tầng 1 toà nhà N2, N3, N7 khu Đồng Tàu. “Sau 1 năm không được ký hợp đồng, tôi lên Xí nghiệp hỏi mới vỡ ra diện tích này không được phép cho thuê kinh doanh. Tôi biết bị lừa và nhiều lần đến gặp ông Tráng đòi lại tiền nhưng không được. Giờ nhiều người mua lại của tôi đòi lại tiền tôi cũng chưa biết xử lý thế nào”, ông Hùng bức xúc.

Cưỡng chế việc bán gara để xe

Theo đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội đã tự ý bố trí cho 21 đơn vị, cá nhân vào sử dụng khi chưa được chấp thuận của UBND thành phố với tổng diện tích 4.038m2. Đối với việc sử dụng diện tích kinh doanh dịch vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng diện tích nhà thuộc sở hữu Nhà nước, tự ý cho vào sử dụng không hợp pháp, Sở đã và đang chỉ đạo thực hiện thu hồi theo quyết định của thành phố. “Trường hợp các đơn vị, cá nhân không thực hiện, Sở sẽ hoàn tất thủ tục báo cáo UBND thành phố ra quyết định cưỡng chế thu hồi theo quy định, hoàn thành trong quý II năm 2017. Diện tích sau khi thu hồi sẽ được tổ chức đấu giá theo quy định” vị này nói. Vị này cũng cho biết, đối với các cá nhân liên quan, Sở đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ việc mua bán bất hợp pháp.

Theo Tiền Phong

UBND TP.HCM đã có kế hoạch tổ chức thực hiện cải tạo, sửa chữa các chung cư cũ được xây dựng trước năm 1975 trên địa bàn TP.

Tại văn bản số 5621 của UBND TP.Hà Nội ngày 30/9/2016, hiện có 19 doanh nghiệp được giao lập quy hoạch chi tiết 1/500 toàn khu chung cư cũ, nhiều “ông lớn” bất động sản có mặt trong danh sách trên.

Nhiều người dân đang sinh sống tại khu chung cư cũ Thành Công (quận Ba Đình, Hà Nội) khẳng định không hề biết về đề xuất lấp một phần hồ xây nhà tái định cư của Vihajico.

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có thông báo yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiến hành kiểm tra, rà soát và tổng hợp tình hình quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư trên toàn địa bàn thành phố.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét